Nhà văn thường sống trong hai cõi. Một cõi thực, là
đời sống hàng ngày với hỉ nộ ái ố như
bất cứ ai đang sống. Một cõi mộng, là thế giới riêng. Ở cõi riêng đó, người
viết mới trở về với sự xâu xa nhất của bản thân, để hiểu mình đang nghĩ về điều
gì và có ước mơ hay đau đớn vì điều gì.
Mỗi một tuổi, một thời điểm, cõi riêng của tôi lại đổi
khác. Mười năm trước, tôi cảm nhận cuộc sống này theo hướng mở. Tiếp nhận, khám
phá và tận hưởng ngày tháng khá thoải mái. Thoải mái thời gian. Thỏai mái tâm
trạng và ít phải chịu sự bất lực khi muốn làm điều gì nhưng không làm được.
Bây giờ, mọi chuyện đã khác. Tôi thích nghi dần với sự bất lực, rồi nó trở thành nỗi ám ảnh, và ngầm chảy trong những truyện ngắn
mới viết. Không còn là những lát cắt, những câu chuyện rất cụ thể về những con
người cụ thể như “Hậu thiên đường”” Phù thủy”, nhân vật của tôi ngày hôm nay ở
góc này, góc khác là đại diện cho một số đông, mang những dấu ấn của thời tôi
đang sống. Vẫn là những số phận, những mối quan hệ gia đình cha con, ông cháu,
nhưng đằng sau đó, là một tâm lý đám đông khá phổ biến với sự bế tắc trước một đời sống lộn xộn, các ác
hoành hành, buộc người tốt đôi khi thành vô cảm.
Vô cảm là mầm
mống của sự hủy diệt.
Xã hội những năm 2012 dẫn người ta đi rất xa với bản
chất cần có của con người, đấy là sự bình yên.
Sự bất an xâm chiếm tôi mỗi ngày, và nặng dần lên đến mức tôi luôn hoang
mang, truy vấn tìm nguyên nhân tại sao đời sống lại ra thế này? Nhìn bề nổi, cuộc
sống tiện nghi hơn, nhu cầu sử dụng vật chất tăng bội phần, cảnh vật, con người
có vẻ “nguyên vẹn”, mỗi khi mình đi xa về. Những con phố, bà bán nước chè, anh
bảo vệ chung cư, hay hàng quán quen. Thế nhưng, nhìn kỹ thì không phải
vậy. Người ngày càng đông, nụ cười ngày
càng hiếm . Phận người vô cùng mỏng. Mọi sự đã thay đổi từ trong máu, trong
tinh thần của mỗi cá nhân, theo những cách ứng xử khác nhau. Mọi người tự tăng
dần sự tự bảo vệ, tăng dần những lo toan, và lạnh lùng bởi họ mải mang vác ngày
tháng với những khó khăn mỗi ngày một nặng.
Tôi càng ngày càng hay tự hỏi mình, suy cho cùng, đời
một con người từ lúc sinh ra, đến già rồi cuối cùng cũng bệnh tật mà chết. Tại
sao người Việt nam chúng ta phần lớn
không yêu quý ngày tháng sống trên cõi đời này của mình? Phần đông mọi người
mất thời gian vào rất rất nhiều chuyện vô ích. Không biết ở đâu trên thế giới
có kiểu đàn ông nhậu nhẹt buổi trưa nhiều như Việt nam? Ăn trưa để chiều làm
việc tiếp nhưng phải có bia, rượu? Xong rồi ngủ trưa say sưa. Chiều ngất ngư ra
vẻ làm việc để đợi tới hẹn, ra hàng bia nhậu tiếp. Ở đâu trên thế giới mà cán
bộ đi làm ít người đọc sách, xem phim như ở Việt nam? Thường mọi người làm nghề gì, quan tâm đúng nghề đấy, ngoài ra,
với những lĩnh vực khác là câu trả lời, không có thời gian. Nơi những phòng chờ
ở sân bay, hay trong những chuyến bay, hiếm thấy người Việt nam đọc sách. Hiếm
thấy người Việt nam bình tĩnh đợi máy bay dừng hẳn mới đứng lên lấy đồ và chen
lấn chui ra…Khắp nơi, khắp chốn, người Việt hình như chưa quen với phương tiện
sinh hoạt tiến bộ, để chỉnh đốn sự văn minh vốn không được nhà trường hay gia
đình quan tâm dạy dỗ từ nhỏ, để tới ngày, không biết phải ứng xử với đời sống
văn minh thế nào.
Những chuyện đâu đâu nếu chỉ nghe, để biết rồi cho
qua, có lẽ không làm mình buồn đến thế, ngẫm ngợi trong cay đắng đến thế. Một
ngày, người Việt nam chết vì tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đâm chém
nhau và nhiều lý do khác chắc đến trăm người. Những tin lãng xẹt trên báo như
chìm tàu, xe đổ đèo mất phanh không hôm nào không có đến nỗi, việc người chết
thành bình thường. Mạng người Việt vừa mỏng, vừa rẻ. Nghĩ mà chạnh lòng, xót
cho cái xứ này, khi gần đây nhất, một vụ tai nạn ở Bỉ, chiếc xe bị nạn trong
đường hầm, làm hơn hai chục người chết. Tin đó chấn động thế giới, và các
nguyên thủ quốc gia đã đau xót gửi lời chia buồn đến nước Bỉ và gia đình những
ngừoi thân.
Ở Việt nam, sao người ta chết càng ngày càng nhiều và
dễ dàng thế?
Tôi bây giờ nhìn cuộc sống này khác xưa. Mọi chuyện
dường như chảy ngược vào trong, buồn bã, hoang mang lo lắng là cảm giác thường
trực. Và tiếc. Đứng ở trên cửa sổ phòng làm việc, nhìn người đi nườm nượp, kẹt
xe tối ngày thấy ai cũng được sở hữu một cuộc đời, có sự giỏi giang sức khỏe như nhau, vậy mà số người làm được những điều
giá trị, có ích cho nhân loại ít quá. Gốc rễ từ đâu nhỉ? Từ sự giáo dục của gia
đình và nhà trường không khuyến khích mỗi cá nhân phát triển cái tôi, phát huy
sáng tạo? Học thì rập khuôn, làm theo mẫu và lấy điểm số cao làm chuẩn cho một
học sinh giỏi? Bố mẹ thì theo nhà trường, con điểm kém, hay có trò nghich gì
đấy, cô gọi tới phê bình là về đánh mắng con…Cứ như thế, một đời sống tin thần
mất cá tính bao trùm lên từng thế hệ. Để rồi, nhãng đi vài chục năm, chúng ta
có một đám đông không bản sắc, không làm nên những giá trị hữu ích mang tính
đột phá cá nhân.
Tâm lý đám đông là bộ mặt hôm nay của xã hội, nhưng phủ trùm lên nó là sự vô cảm, với mầm
mống của những điều ác đang lên ngôi và dần loang như một vệt dầu tràn mang
tính hủy diệt.
It's appropriate time to make some plans for the future and it's timе to be happу.
Trả lờiXóaI have reаd this post and if І сould I ωish to suggest you few intereѕtіng thingѕ or tips.
Perhaps you cоulԁ write next articleѕ refеrring
to this artiсle. ӏ wiѕh to read even more things abοut it!
Stop by my homepage: tragbare fotografie studio schmuck
Нellο, everуthіng is going ѕоunԁ
Trả lờiXóahere and ofcourse every one is shагing infoгmation, thаt's truly good, keep up writing.
My homepage ... tragbare fotografie studio schmuck