Tôi cứ tưởng là mình
đã quên mọi chuyện từ lâu Bỗng dưng. Chiều nay. Tất cả ùa về. Đầy ắp ứ
như thế có ai đó đã thu gom mọi thứ vào một cái bao tải to tướng buộc
chặt nút lại. Và nay, đem mở ra trước tôi. Đủ đầy Nguyên vẹn.
Khi tôi chợt hiểu ra ở đời, mọi sự đều có thể xảy ra như thế thì cũng muộn quá rồi. Tuổi già sầm sập chạy đuổi sau lưng. Tôi thì quyết giở trò ú tim với nó bằng cách làm sao chạy trốn được nó càng lâu càng tốt.
Hôm nay sinh nhật con gái. Nó tròn mười sáu tuổi. Mặt con gái tôi giống người bố của nó. Nó không bao giờ biết điều đó vì khi hiện hữu trên đời này thì người thực sự là bố cua nó đã ở một nơi xa tít tắp. Bây giờ, khi tôi bốn mươi tuổi chợt thấy tại sao lâu nay tôi để tuổi thơ của con trôi qua trong nỗi buồn của sự cô đơn, và hứng chịu nỗi cay đắng của một người đàn bà bị phụ bạc. Bỗng nhiên. Lâu lắm rồi, tôi lại thấy tội nghiệp nó. Ngày xưa, đã một lần tôi thấy tội nghiệp nó, khi chạy ra đón tôi đi họp về. Nó với tay đỡ lấy bó hoa của tôi, và ngã lăn xuống cầu thang. Máu trên đầu nó loang xuống mặt. Nó không khóc, chỉ mím môi lại và bảo: Không sao đâu mẹ ạ. Không sao đâu. Mẹ về, con mừng quá. Tôi đỡ nó dậy và nói: Thì đã bao giờ mẹ không về đâu. Chỉ sớm hay muộn thôi. Nó hơi cố cười, dù tôi biết lúc ấy, nó rất đau: Mẹ về sớm, hôm nay lại là sinh nhật con. Mẹ mua hoa cho con, con sướng quá nên chạy ra đón. Tôi cay đắng nhận ra là con nói với tôi bằng tất cả tình cảm và sự mong chờ tình yêu của tôi với nó. Còn tôi. Lúc ấy. Tôi không hề nhớ rằng hôm nay là sinh nhật nó. Bó hoa ấy cắm ở hội nghị. Tan họp, hai, ba người đàn ông loe xoe lôi nó ra khỏi những cái lọ và kính cẩn tặng tôi. Họ rất biết kết hợp những nhu cầu của bản thân và hoàn cảnh khách quan bên ngoài, làm sao vừa được lòng những người đàn bà như tôi, và họ thì chẳng mất gì. Chỉ có con tôi là khổ. Cái sự sinh nó ra trên đời này cũng vậy. Ngày ấy. Khi sung sướng, chúng tôi chỉ nghĩ đến mình. Nhưng khi đau khổ, tôi lại hay mang nó ra mà soi mà ngắm, và nhìn nó như chướng ngại vật cản trở tôi trên bước đường đời. Nó chẳng có tội gì. Nó là sản phẩm của nỗi đam mê. Ai sướng ai hạnh phúc. Nó không biết. Chỉ được biết và được hưởng sự cô đơn, nỗi dằn vặt mà thôi.
Khi tôi chợt hiểu ra ở đời, mọi sự đều có thể xảy ra như thế thì cũng muộn quá rồi. Tuổi già sầm sập chạy đuổi sau lưng. Tôi thì quyết giở trò ú tim với nó bằng cách làm sao chạy trốn được nó càng lâu càng tốt.
Hôm nay sinh nhật con gái. Nó tròn mười sáu tuổi. Mặt con gái tôi giống người bố của nó. Nó không bao giờ biết điều đó vì khi hiện hữu trên đời này thì người thực sự là bố cua nó đã ở một nơi xa tít tắp. Bây giờ, khi tôi bốn mươi tuổi chợt thấy tại sao lâu nay tôi để tuổi thơ của con trôi qua trong nỗi buồn của sự cô đơn, và hứng chịu nỗi cay đắng của một người đàn bà bị phụ bạc. Bỗng nhiên. Lâu lắm rồi, tôi lại thấy tội nghiệp nó. Ngày xưa, đã một lần tôi thấy tội nghiệp nó, khi chạy ra đón tôi đi họp về. Nó với tay đỡ lấy bó hoa của tôi, và ngã lăn xuống cầu thang. Máu trên đầu nó loang xuống mặt. Nó không khóc, chỉ mím môi lại và bảo: Không sao đâu mẹ ạ. Không sao đâu. Mẹ về, con mừng quá. Tôi đỡ nó dậy và nói: Thì đã bao giờ mẹ không về đâu. Chỉ sớm hay muộn thôi. Nó hơi cố cười, dù tôi biết lúc ấy, nó rất đau: Mẹ về sớm, hôm nay lại là sinh nhật con. Mẹ mua hoa cho con, con sướng quá nên chạy ra đón. Tôi cay đắng nhận ra là con nói với tôi bằng tất cả tình cảm và sự mong chờ tình yêu của tôi với nó. Còn tôi. Lúc ấy. Tôi không hề nhớ rằng hôm nay là sinh nhật nó. Bó hoa ấy cắm ở hội nghị. Tan họp, hai, ba người đàn ông loe xoe lôi nó ra khỏi những cái lọ và kính cẩn tặng tôi. Họ rất biết kết hợp những nhu cầu của bản thân và hoàn cảnh khách quan bên ngoài, làm sao vừa được lòng những người đàn bà như tôi, và họ thì chẳng mất gì. Chỉ có con tôi là khổ. Cái sự sinh nó ra trên đời này cũng vậy. Ngày ấy. Khi sung sướng, chúng tôi chỉ nghĩ đến mình. Nhưng khi đau khổ, tôi lại hay mang nó ra mà soi mà ngắm, và nhìn nó như chướng ngại vật cản trở tôi trên bước đường đời. Nó chẳng có tội gì. Nó là sản phẩm của nỗi đam mê. Ai sướng ai hạnh phúc. Nó không biết. Chỉ được biết và được hưởng sự cô đơn, nỗi dằn vặt mà thôi.
Tôi cho con gái một trăm nghìn để làm sinh nhật. Mặt nó dại đờ đi vì
sung sướng trước một hành động đẹp và hiếm hoi của tôi. Tôi nuôi nó
tương đối đầy đủ bằng vật chất nhưng không mấy khi chăm sóc bằng tình
cảm. Con gái lớn thì lại
thích được chăm sóc. Khi ở nhà thì bố mẹ, lớn lên thì người tình và sau đó là của chồng. Nó bảo: Con sẽ được mua những gì con thích, phải không mẹ? Tôi gật: Con sẽ được mua gì tuỳ ý con. Chỉ có điều không nên làm ầm ĩ, mẹ không thích những gì lộn xộn.
Người nó run run: Vâng, tuyệt lắm mẹ ạ. Chúng con sẽ lên Hồ Tây, thuê thuyền bơi và liên hoan luôn ở đó.
Tôi ậm ừ vì thấy con vui. Lâu lắm rồi, nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra. Tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm. Nó đi học. Buổi chiều. Thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối. Tôi thường vắng nhà. Nó có một khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi, bằng cái vẻ đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi, thay vào bằng khuôn mặt tràn trề hạnh phúc. Bao nhiêu năm, tôi luôn nhìn nó để tỉnh táo hơn trước đàn ông và mọi cạm bẫy.
Bỗng dưng hôm nay, mọi sự đó tan biến trong tôi. Con gái tôi lớn quá rồi. Sao lâu nay tôi không biết rằng ngực nó đã đội sau lớp áo và hông nó đã nở nang hơn. Khuôn mặt nó đầy đặn, loáng thoáng có cái trứng cá. Nó đang loay hoay cái áo này, mặc cái quần kia, hồi hộp như cô dâu sắp về nhà chồng.
- Hôm nay mẹ có đi nhảy không? - Nó hỏi.
- Không! Mẹ thấy mệt con ạ! - Tôi thở dài. Chợt thấy chán ngắt mọi chuyện. Nhạc dìu dật. Những ngọn đèn mờ ảo và ngào ngạt trăm nghìn loại nước hoa. Hình như nó không làm tôi đam mê nữa rồi, dù có lúc nhờ nó mà trôi đi bớt những ngày đau khổ. Tôi luôn ở ngoan ngoãn trong tay hết người đàn ông này đến người đàn ông khác nhưng của ai cụ thể thì không có. Tôi nhìn tôi trong gưong. Khuôn mặt đàn bà sang tuổi bốn mươi. Mí mắt bắt đầu sụp xuống. Biết là mình vẫn còn đẹp nhưng cũng bắt đầu nhầu nhò rồi.
Con gái chào: Con đi chơi mẹ nhé.
Tôi gật: Chúc con vui.
Hai chân nó ríu vào nhau vì quần là áo lượt. Nó đánh tý son môi, má hồng và ít quầng xanh ở mắt. Hình như nó phải chui vào đâu đó để làm những việc ấy vì tôi chưa cho phép.
Cánh cửa đóng sập lại. Tôi nằm ngả ra giường. Đắng ngắt. Thế nào nhỉ? Bốn mươi tuổi, tôi đã có cái gì cho mmh. Tiền tài thì vớ vẩn, chỉ đủ ăn và giữ một cuộc sống đạm bạc. Một vài cái váy để đi dạ hội va nhảy đầm. Công việc diễn ra đều đều và nỗi nghi ngờ đàn ông. Dù thiếu họ, nhiều khi cuộc sống của tôi cũng gay gay. Có những kẻ yêu tôi thật thì tôi không ngửi được họ. Còn một vài người tôi yêu thì họ chỉ xuê xoa "chơi" với tôi thôi. Biết làm sao được. Con cá trượt thường là con cá to. Không có cái gì trong tay mình là nhất cả. Bỗng dưng. Tôi thấy sập xuống người mình một nỗi trống trải hoang vắng khủng khiếp.
Hàng tối. Khi ông này, ông nọ đưa tôi về, con gái ra mở cửa và đỡ lấy chiếc xe cho tôi, vác qua phòng khách nó đã lau bóng loáng để cất vào bếp. Rồi nó pha cho tôi một chậu nước âm ấm và đưa lọ sữa rửa mặt để tôi rửa sạch những thứ đã bôi trát. Rồi hai mẹ con đi ngủ. Thi thoảng. Có đêm tôi ôm con gái, bàn tay sục vào gáy nó. Đến khi lùa tay vào mớ tóc dài và dầy của nó, mới chợt thảng thốt tỉnh ra đấy là con gái mình chứ không phải người đàn ông hồi tối.
Lâu lắm rồi. Tối nay tôi là người ở nhà còn con gái thì đi chơi. Người bạn nhảy của tôi cũng không đến. Anh ấy là người luôn rạch ròi mọi chuyện. Vợ con anh ấy là một cái lô cốt chắc chắn mà hàng ngày, hàng giờ anh ta cần mẫn nhặt nhạnh tí vôi, tí xi măng, xây xây trát trát. Và cái lô cốt của anh ngày càng to béo, vững chắc. Thi thoảng, để xả hơi và nạp nhiên liệu cho công việc xây dựng của mình anh đi nhảy đầm. Rất galant với phụ nữ và lúc nào cũng mang một vẻ mặt thành kính. Tác phong giống như thể anh là con chim câu đang gù gù tha những cọng rơm đi dệt tổ ấm, chỉ thiếu con chim cái thôi.
Tôi lại bàn học của con gái. Nét chữ nó tròn xoe, nắn nót, hàng lối rất nghiêm chỉnh. Con người nó chắc cũng như những dòng chữ nó viết. Một là một. Hai là hai, chớ không hai cộng hai bằng năm như tôi. Nó đã yêu hay ghét, chỉ là thế chứ không bao giờ thay đổi. Một quyển sổ con ở góc bàn. Ngoài bìa là mấy câu thơ. Sổ nhật ký. Hoá ra con gái tôi lớn hơn tôi tưởng rất nhiều. Trong sổ, nó ghi lung tung nhiều chuyện, chẳng đâu vào đâu cả. Cãi nhau với đứa này, khen đứa kia có đôi dép đẹp. Nó ao ước những cái con con vặt vãnh. "Ngày. Hôm nay đang ngồi trong lớp đợi mưa tạnh, chợt thấy cuối đường một chị che cái ô đỏ. Đẹp thế không biết. Trong mưa, màu đỏ là màu đẹp nhất. Giá mình có một chiếc nhỉ?"
"Ngày. Có một người đàn ông cởi trần, mặc quần đùi, mang một chậu tã lót đầy phân ra máy nước giặt. Mình thấy kinh kinh, thế mà ông ta vừa giặt vừa cười một mình. Lắm lúc môi nhọn ra như trêu ai, lại huýt sáo nữa. Chắc ông ta yêu vợ con lắm". "Ngày. Sao mẹ hay về khuya thế. Mình mà như mẹ, mình sẽ lấy chồng. Chọn người nào hiền lành và hơi ngu một tý để lấy. Không cần đi làm Nhà nước, chỉ cần biết một nghề gia công gì đó như ông Chiu hàn nhôm đằng trước. Mẹ sẽ sướng hơn là ở thế này. Mình thích những người thông minh, nhưng ở với họ thì sợ lắm. Những buổi chiều chủ nhật, vợ chồng ngươi ta đi chơi, mẹ thì ở nhà. Còn đi chơi như mẹ, mình chẳng thích". "Ngày. Anh T. là giáo viên dạy văn thể mỹ ở trường bên sang dạy lớp mình qua rủ đi xem phim. Mình cũng muốn đi nhưng chưa xin phép mẹ. Hai người đi cả nhỡ hai con mèo chạy mất thì sao. Mình thích anh ấy vì anh ấy rất đẹp. Mặt thì lúc nào cũng buồn buồn như ngâm ngợi điều gì. Những người đàn ông mặt lúc nào cũng hơn hớn lên, mình cũng thích nhưng lại ngai vì họ hớn hở với mọi người như với mình, tin sao được. Không biết từ bao giờ mà mình có thói quen là cứ gặp anh ấy thì cả ngày hôm ấy vui. Hôm nào không nhìn thấy anh cứ vắng vắng thế nào ấy".
Tôi thẫn người. Lâu nay, tôi cứ trượt trên những cái dốc nào? Sao không bao giờ tôi hỏi đến cuộc sống nội tâm của con. Lâu lắm rồi, hình như tôi chưa dừng để ngoảnh lại đằng sau để xem, chỉ tiến thôi.
Tôi đọc tiếp.
"Ngày. Tự nhiên hôm qua anh ấy đi ngang qua lớp, vẫy mình ra rồi bảo: Triệu người quen có mấy người thân. Khi lìa trần có mấy người đưa. Mình nóng bừng cả người. Anh ấy bỏ đi, mặt buồn rũ rượi. Cả ngày, chẳng vào đầu mình được chữ nào."
"Ngày. Con Cúc xoe thi thầm: Tao hôn rồi đấy. Mình hỏi: Nó thế nào? Cúc bảo: Lúc ấy, tao cảm giác như rơi tõm xuống ao, chìm chìm đi. Vừa nói, nó vừa nhắm nghiền mắt lại, xuôi hai tay và lăn huỵch xuống sàn nhà. Rồi nó lại vùng phắt dậy, mắt tít lên. Hôn hay lắm mày à. Thử đi, không chết đâu mà sợ, chỉ sợ rồi nghiện thôi. Thử đi.
Mình cười ngượng: Thử thì thử với ai? Tự nhiên đang yên đang lành đè người ta mà hỏi: ông làm ơn cho tôi hôn thử ông một cái xem hôn nó mồm ngang mũi dọc thế nào à? Họ lại chả tát cho vào mặt ấy và bảo rằng: Đấy, hôn nó thế đấy.
Rồi mình và Cúc cười lăn. Kể ra, nếu biết hôn nó thế nào cũng hay".
Tôi lặng người. Con tôi lớn thật rồi. Sao đến bây giờ tôi mới biết điều đó nhỉ? Những người đàn ông đi qua đời tôi như thể bất chợt họ gặp cơn mưa rào mà họ thì không mang vải nhựa để che. Tôi là một cái hiên rộng để họ có thể chạy vào đó, yên tâm, tưng tửng chờ cho qua cơn mưa. Rồi về nhà. Hoá ra lâu nay, tôi đi đường tôi, còn con gái thì tự tìm một đường mà đi. Liệu nó có đi lại con đường của tôi không?
"Ngày. Mình nhớ anh ấy quá. Hai ngày không thấy anh ấy đâu. Hay anh ấy ốm rồi. Đi học về, mình cứ thấy ngơ ngác thế nào ấy. Bỗng anh hiện ra ở đầu đường: Bé con, mấy ngày vừa rồi anh phải có phi vụ làm ăn. Nhớ em quá phải đón em đây. Ôi giời ơi, sao mình sung sướng thế. Mình yêu anh ấy mất rồi. Lúc ấy, mình không còn thấy cái gì ở trên đời này quan trọng bằng anh ấy. Thế là mình và anh ấy đi chơi với nhau. Bây giờ, mình mới thấy việc mẹ cứ suốt ngày đi vắng là rất hay. Nếu mẹ ở nhà, có lẽ sẽ chẳng bao giờ mình đi chơi với anh ấy được như thế. Mẹ mắng chết vì mẹ bảo cái bọn đàn ông rặt một loại đều cả, đừng nên tin ai. Mình thì thấy ai cũng đáng tin hết, nhất là anh".
"Ngày. Cái Cúc xoe bảo: Anh chàng của cậu được đấy. Trông giống chàng Luit lắm. Tớ thích đàn ông phải như Hoan Manuane, vừa bàn nhau tống tiền người ta xong, lại mê đắm bên cái đàn piano ngay. Đàn ông phải có hai bộ mặt, vừa tử tế vừa đều giả, thế mới quyến rũ. Chàng Luit của cậu thì tớ thấy gian gian. Mình chẳng nói gì. Gian, đểu hay tốt, mình không quan tâm nữa, chỉ biết rằng anh ấy là người hay nhất trần gian".
Tôi lặng người. Đầu bỗng đau nhói. Bỏ quyển nhật ký của con ở đó, tôi ra sân. Mùa đông năm nay lạ lắm, ban ngày thì nắng hoe hoe vàng, tối đến thì gió lộng như mùa hè. Tôi cảm giác như mình đang bắt đầu đứng ở cuối con đường, nhìn thấy con mình đang dẫm chân lên những nơi mà mình đã đi qua, nhưng không ngăn nó dừng lại được.
Thời gian trôi đi nhanh thật. Thoáng cái. Con gái đã biết yêu. Mới ngày nó có còn lẫm chẫm chạy đi chạy lại bằng đôi giầy đỏ. Ra khỏi bệnh viện khi con bị viêm ruột thừa, bà kế toán cùng phòng bảo tôi: Thương lấy nó một tí em ạ. Dù sao nó cũng là con mình. Bây giờ thì em chưa thấy cần nó đâu, nhưng sau này, lúc nào đó, nó sẽ là cái gậy cho em chống đấy.
Lúc ấy, tôi cười nhạt và không buồn tranh cãi với bà ta. Hoá ra bây giờ, cái sự nó cũng gần gần đến rồi.
thích được chăm sóc. Khi ở nhà thì bố mẹ, lớn lên thì người tình và sau đó là của chồng. Nó bảo: Con sẽ được mua những gì con thích, phải không mẹ? Tôi gật: Con sẽ được mua gì tuỳ ý con. Chỉ có điều không nên làm ầm ĩ, mẹ không thích những gì lộn xộn.
Người nó run run: Vâng, tuyệt lắm mẹ ạ. Chúng con sẽ lên Hồ Tây, thuê thuyền bơi và liên hoan luôn ở đó.
Tôi ậm ừ vì thấy con vui. Lâu lắm rồi, nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra. Tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm. Nó đi học. Buổi chiều. Thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối. Tôi thường vắng nhà. Nó có một khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi, bằng cái vẻ đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi, thay vào bằng khuôn mặt tràn trề hạnh phúc. Bao nhiêu năm, tôi luôn nhìn nó để tỉnh táo hơn trước đàn ông và mọi cạm bẫy.
Bỗng dưng hôm nay, mọi sự đó tan biến trong tôi. Con gái tôi lớn quá rồi. Sao lâu nay tôi không biết rằng ngực nó đã đội sau lớp áo và hông nó đã nở nang hơn. Khuôn mặt nó đầy đặn, loáng thoáng có cái trứng cá. Nó đang loay hoay cái áo này, mặc cái quần kia, hồi hộp như cô dâu sắp về nhà chồng.
- Hôm nay mẹ có đi nhảy không? - Nó hỏi.
- Không! Mẹ thấy mệt con ạ! - Tôi thở dài. Chợt thấy chán ngắt mọi chuyện. Nhạc dìu dật. Những ngọn đèn mờ ảo và ngào ngạt trăm nghìn loại nước hoa. Hình như nó không làm tôi đam mê nữa rồi, dù có lúc nhờ nó mà trôi đi bớt những ngày đau khổ. Tôi luôn ở ngoan ngoãn trong tay hết người đàn ông này đến người đàn ông khác nhưng của ai cụ thể thì không có. Tôi nhìn tôi trong gưong. Khuôn mặt đàn bà sang tuổi bốn mươi. Mí mắt bắt đầu sụp xuống. Biết là mình vẫn còn đẹp nhưng cũng bắt đầu nhầu nhò rồi.
Con gái chào: Con đi chơi mẹ nhé.
Tôi gật: Chúc con vui.
Hai chân nó ríu vào nhau vì quần là áo lượt. Nó đánh tý son môi, má hồng và ít quầng xanh ở mắt. Hình như nó phải chui vào đâu đó để làm những việc ấy vì tôi chưa cho phép.
Cánh cửa đóng sập lại. Tôi nằm ngả ra giường. Đắng ngắt. Thế nào nhỉ? Bốn mươi tuổi, tôi đã có cái gì cho mmh. Tiền tài thì vớ vẩn, chỉ đủ ăn và giữ một cuộc sống đạm bạc. Một vài cái váy để đi dạ hội va nhảy đầm. Công việc diễn ra đều đều và nỗi nghi ngờ đàn ông. Dù thiếu họ, nhiều khi cuộc sống của tôi cũng gay gay. Có những kẻ yêu tôi thật thì tôi không ngửi được họ. Còn một vài người tôi yêu thì họ chỉ xuê xoa "chơi" với tôi thôi. Biết làm sao được. Con cá trượt thường là con cá to. Không có cái gì trong tay mình là nhất cả. Bỗng dưng. Tôi thấy sập xuống người mình một nỗi trống trải hoang vắng khủng khiếp.
Hàng tối. Khi ông này, ông nọ đưa tôi về, con gái ra mở cửa và đỡ lấy chiếc xe cho tôi, vác qua phòng khách nó đã lau bóng loáng để cất vào bếp. Rồi nó pha cho tôi một chậu nước âm ấm và đưa lọ sữa rửa mặt để tôi rửa sạch những thứ đã bôi trát. Rồi hai mẹ con đi ngủ. Thi thoảng. Có đêm tôi ôm con gái, bàn tay sục vào gáy nó. Đến khi lùa tay vào mớ tóc dài và dầy của nó, mới chợt thảng thốt tỉnh ra đấy là con gái mình chứ không phải người đàn ông hồi tối.
Lâu lắm rồi. Tối nay tôi là người ở nhà còn con gái thì đi chơi. Người bạn nhảy của tôi cũng không đến. Anh ấy là người luôn rạch ròi mọi chuyện. Vợ con anh ấy là một cái lô cốt chắc chắn mà hàng ngày, hàng giờ anh ta cần mẫn nhặt nhạnh tí vôi, tí xi măng, xây xây trát trát. Và cái lô cốt của anh ngày càng to béo, vững chắc. Thi thoảng, để xả hơi và nạp nhiên liệu cho công việc xây dựng của mình anh đi nhảy đầm. Rất galant với phụ nữ và lúc nào cũng mang một vẻ mặt thành kính. Tác phong giống như thể anh là con chim câu đang gù gù tha những cọng rơm đi dệt tổ ấm, chỉ thiếu con chim cái thôi.
Tôi lại bàn học của con gái. Nét chữ nó tròn xoe, nắn nót, hàng lối rất nghiêm chỉnh. Con người nó chắc cũng như những dòng chữ nó viết. Một là một. Hai là hai, chớ không hai cộng hai bằng năm như tôi. Nó đã yêu hay ghét, chỉ là thế chứ không bao giờ thay đổi. Một quyển sổ con ở góc bàn. Ngoài bìa là mấy câu thơ. Sổ nhật ký. Hoá ra con gái tôi lớn hơn tôi tưởng rất nhiều. Trong sổ, nó ghi lung tung nhiều chuyện, chẳng đâu vào đâu cả. Cãi nhau với đứa này, khen đứa kia có đôi dép đẹp. Nó ao ước những cái con con vặt vãnh. "Ngày. Hôm nay đang ngồi trong lớp đợi mưa tạnh, chợt thấy cuối đường một chị che cái ô đỏ. Đẹp thế không biết. Trong mưa, màu đỏ là màu đẹp nhất. Giá mình có một chiếc nhỉ?"
"Ngày. Có một người đàn ông cởi trần, mặc quần đùi, mang một chậu tã lót đầy phân ra máy nước giặt. Mình thấy kinh kinh, thế mà ông ta vừa giặt vừa cười một mình. Lắm lúc môi nhọn ra như trêu ai, lại huýt sáo nữa. Chắc ông ta yêu vợ con lắm". "Ngày. Sao mẹ hay về khuya thế. Mình mà như mẹ, mình sẽ lấy chồng. Chọn người nào hiền lành và hơi ngu một tý để lấy. Không cần đi làm Nhà nước, chỉ cần biết một nghề gia công gì đó như ông Chiu hàn nhôm đằng trước. Mẹ sẽ sướng hơn là ở thế này. Mình thích những người thông minh, nhưng ở với họ thì sợ lắm. Những buổi chiều chủ nhật, vợ chồng ngươi ta đi chơi, mẹ thì ở nhà. Còn đi chơi như mẹ, mình chẳng thích". "Ngày. Anh T. là giáo viên dạy văn thể mỹ ở trường bên sang dạy lớp mình qua rủ đi xem phim. Mình cũng muốn đi nhưng chưa xin phép mẹ. Hai người đi cả nhỡ hai con mèo chạy mất thì sao. Mình thích anh ấy vì anh ấy rất đẹp. Mặt thì lúc nào cũng buồn buồn như ngâm ngợi điều gì. Những người đàn ông mặt lúc nào cũng hơn hớn lên, mình cũng thích nhưng lại ngai vì họ hớn hở với mọi người như với mình, tin sao được. Không biết từ bao giờ mà mình có thói quen là cứ gặp anh ấy thì cả ngày hôm ấy vui. Hôm nào không nhìn thấy anh cứ vắng vắng thế nào ấy".
Tôi thẫn người. Lâu nay, tôi cứ trượt trên những cái dốc nào? Sao không bao giờ tôi hỏi đến cuộc sống nội tâm của con. Lâu lắm rồi, hình như tôi chưa dừng để ngoảnh lại đằng sau để xem, chỉ tiến thôi.
Tôi đọc tiếp.
"Ngày. Tự nhiên hôm qua anh ấy đi ngang qua lớp, vẫy mình ra rồi bảo: Triệu người quen có mấy người thân. Khi lìa trần có mấy người đưa. Mình nóng bừng cả người. Anh ấy bỏ đi, mặt buồn rũ rượi. Cả ngày, chẳng vào đầu mình được chữ nào."
"Ngày. Con Cúc xoe thi thầm: Tao hôn rồi đấy. Mình hỏi: Nó thế nào? Cúc bảo: Lúc ấy, tao cảm giác như rơi tõm xuống ao, chìm chìm đi. Vừa nói, nó vừa nhắm nghiền mắt lại, xuôi hai tay và lăn huỵch xuống sàn nhà. Rồi nó lại vùng phắt dậy, mắt tít lên. Hôn hay lắm mày à. Thử đi, không chết đâu mà sợ, chỉ sợ rồi nghiện thôi. Thử đi.
Mình cười ngượng: Thử thì thử với ai? Tự nhiên đang yên đang lành đè người ta mà hỏi: ông làm ơn cho tôi hôn thử ông một cái xem hôn nó mồm ngang mũi dọc thế nào à? Họ lại chả tát cho vào mặt ấy và bảo rằng: Đấy, hôn nó thế đấy.
Rồi mình và Cúc cười lăn. Kể ra, nếu biết hôn nó thế nào cũng hay".
Tôi lặng người. Con tôi lớn thật rồi. Sao đến bây giờ tôi mới biết điều đó nhỉ? Những người đàn ông đi qua đời tôi như thể bất chợt họ gặp cơn mưa rào mà họ thì không mang vải nhựa để che. Tôi là một cái hiên rộng để họ có thể chạy vào đó, yên tâm, tưng tửng chờ cho qua cơn mưa. Rồi về nhà. Hoá ra lâu nay, tôi đi đường tôi, còn con gái thì tự tìm một đường mà đi. Liệu nó có đi lại con đường của tôi không?
"Ngày. Mình nhớ anh ấy quá. Hai ngày không thấy anh ấy đâu. Hay anh ấy ốm rồi. Đi học về, mình cứ thấy ngơ ngác thế nào ấy. Bỗng anh hiện ra ở đầu đường: Bé con, mấy ngày vừa rồi anh phải có phi vụ làm ăn. Nhớ em quá phải đón em đây. Ôi giời ơi, sao mình sung sướng thế. Mình yêu anh ấy mất rồi. Lúc ấy, mình không còn thấy cái gì ở trên đời này quan trọng bằng anh ấy. Thế là mình và anh ấy đi chơi với nhau. Bây giờ, mình mới thấy việc mẹ cứ suốt ngày đi vắng là rất hay. Nếu mẹ ở nhà, có lẽ sẽ chẳng bao giờ mình đi chơi với anh ấy được như thế. Mẹ mắng chết vì mẹ bảo cái bọn đàn ông rặt một loại đều cả, đừng nên tin ai. Mình thì thấy ai cũng đáng tin hết, nhất là anh".
"Ngày. Cái Cúc xoe bảo: Anh chàng của cậu được đấy. Trông giống chàng Luit lắm. Tớ thích đàn ông phải như Hoan Manuane, vừa bàn nhau tống tiền người ta xong, lại mê đắm bên cái đàn piano ngay. Đàn ông phải có hai bộ mặt, vừa tử tế vừa đều giả, thế mới quyến rũ. Chàng Luit của cậu thì tớ thấy gian gian. Mình chẳng nói gì. Gian, đểu hay tốt, mình không quan tâm nữa, chỉ biết rằng anh ấy là người hay nhất trần gian".
Tôi lặng người. Đầu bỗng đau nhói. Bỏ quyển nhật ký của con ở đó, tôi ra sân. Mùa đông năm nay lạ lắm, ban ngày thì nắng hoe hoe vàng, tối đến thì gió lộng như mùa hè. Tôi cảm giác như mình đang bắt đầu đứng ở cuối con đường, nhìn thấy con mình đang dẫm chân lên những nơi mà mình đã đi qua, nhưng không ngăn nó dừng lại được.
Thời gian trôi đi nhanh thật. Thoáng cái. Con gái đã biết yêu. Mới ngày nó có còn lẫm chẫm chạy đi chạy lại bằng đôi giầy đỏ. Ra khỏi bệnh viện khi con bị viêm ruột thừa, bà kế toán cùng phòng bảo tôi: Thương lấy nó một tí em ạ. Dù sao nó cũng là con mình. Bây giờ thì em chưa thấy cần nó đâu, nhưng sau này, lúc nào đó, nó sẽ là cái gậy cho em chống đấy.
Lúc ấy, tôi cười nhạt và không buồn tranh cãi với bà ta. Hoá ra bây giờ, cái sự nó cũng gần gần đến rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét